Khi yêu cầu về tính thẩm mỹ của sản phẩm ngày càng cao thì cũng là lúc mọi người dần quan tâm và chú trọng hơn trong việc lựa chọn các công nghệ in ấn. Vậy in flexo có phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp? Và công nghệ in flexo là gì? Ứng dụng của nó ra sao cùng Hopcartondonghang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Công nghệ in flexo là gì? Ưu- nhược điểm khi sử dụng phương pháp in flexo
Công nghệ in flexo là gì? Chính là câu hỏi đầu tiên mà những ai mới tìm hiểu về các công nghệ in ấn đặt ra. Bởi họ cần có cái nhìn tổng quan nhất về công nghệ in ấn này để có thể đưa ra những lựa chọn chính xác nhất. Vậy in flexo là gì? Ưu- nhược điểm của kỹ thuật in này ra sao, cùng tìm hiểu với chúng tôi qua một số thông tin dưới đây nhé!
Kỹ thuật in flexo là gì?
Công nghệ in flexo (hay còn gọi là Flexography) được coi là phiên bản hiện đại, phiên bản cải tiến của công nghệ in dập chữ ngày xưa. Đây là kỹ thuật in trực tiếp lên bề mặt sản phẩm bằng bản in nổi.
Kỹ thuật in flexo phù hợp với đa dạng các loại chất liệu của sản phẩm như: nhựa, giấy, màng bóng kính, màng kim loại, … mà vẫn đảm bảo được chất lượng của hình in. Thông thường, phương pháp in này được sử dụng nhiều trong các sản phẩm như: bao bì, túi giấy, thùng carton, decal dạng cuộn, tem, nhãn, …
Ưu điểm
Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng in flexo cho sản phẩm của mình bởi những ưu điểm nổi bật sau:
- Tốc độ khô mực nhanh, từ đó giúp tốc độ in nhanh, sử dụng hết công suất làm việc của máy in.
- Thích hợp trên bề mặt của nhiều chất liệu và vật liệu khác nhau.
- Có thể in được cả 2 mặt, với bề mặt theo chiều ngang.
- Chi phí in ấn hợp lý, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như trên, thì công nghệ in này còn tồn tại một số khuyết điểm như:
- Đôi khi do áp lực giữa các trục lô sẽ làm bản in xuất hiện nhiều điểm ảnh.
- Khả năng lem mực khá cao do lượng mực dư sẽ được đẩy từ trục anilox sang khuôn in.
- Khả năng bám dính mực in không cao, thời gian sử dụng bản in không quá lâu.
- Thời gian để tạo ra thành phẩm khá lâu, chỉ phù hợp khi bản cần in một số lượng lớn sản phẩm.
Quy trình thực hiện in flexo trong ngành công nghiệp in ấn
Trước khi đến với quy trình thực hiện in flexo, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý độc giả cấu tạo cơ bản của một chiếc máy in flexo đang được sử dụng trên thị trường hiện nay.
Cấu tạo cơ bản của máy in flexo
Những bộ phận cơ bản của loại máy in này bao gồm:
- Trục cấp mực: với tên tiếng anh là Metering Roll, là một trục tròn có tác dụng chuyển mực sang trục anilox (hay còn gọi là trục đo sáng)
- Trục anilox (Anilox Roll): được làm từ kim loại với nhiều lỗ nhỏ, có tác dụng chính là chuyển mực sang khuôn in, mực sẽ được chứa trong các giếng mực (là các lỗ nhỉ trên bề mặt trục)
- Thanh gạt mực (Doctor Blade): với chất liệu được lựa chọn là thép hoặc polyme, giúp gạt sạch mực trên trục anilox, đảm bảo bản in không bị nhòe mực, giúp chất lượng bản in ở mức cao nhất
- Trục gắn khuôn in (Plate Cylinder): Với chất liệu chính là cao su, có tác dụng giữ cố định khuôn in ở phía trên nhờ sử dụng băng keo hoặc chốt khóa.
- Khuôn in (Flexographic Printing Plate): Được làm từ chất liệu chính là photopolymer, với độ dày, độ cứng sẽ tùy thuộc vào vật liệu, chất liệu cần in.
- Trục ép áp lực (Impression Cylinder): Được làm từ cao su với tác dụng ép bề mặt vật liệu cần in để có thể chuyển mực từ khuôn in sang bề mặt in.
- Khay chứa mực
Một số máy in flexo đang được cung cấp trên thị trường các bạn có thể tham khảo để sử dụng như: máy in flexo khổ nhỏ (khổ lớn), máy in flexo 1 màu, máy in flexo 2 màu, …
Quy trình in màu flexo trong in ấn
Quá trình thực hiện in flexo sẽ trải qua 4 bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Chế bản
Tại bước này, các kỹ thuật viên sẽ thực hiện xử lý file, thiết kế, dàn trang, … thực hiện chỉnh sửa một số thông tin trên file để cho ra file chuẩn cuối cùng. Để đảm bảo cho thành phẩm sau in có chất lượng cao nhất, hạn chế được một số sai sót như: thông tin sai, thiết kế không phù hợp, …
Bước 2: Output film
Tại bước này, kỹ thuật viên sẽ thực hiện chuyển đổi dữ liệu số từ từ file sang các dữ liệu trên film với 4 film đại diện cho 4 màu cơ bản trong hệ màu CMYK.
Bước 3: Phơi khuôn in bản kẽm
Các tấm film sau khi được xuất ra từ bước 2 sẽ được dán cố định lên các bản kẽm và đưa vào máy phơi kẽm. Tại đây những phần tử không cần in sẽ bị ăn mòn và mất dần, đối với những phần tử của bản in sẽ không bị ánh sáng xuyên qua hoặc chỉ xuyên qua một phần, giúp những phần tử bản in đó được giữ lại.
Bước 4: Tiến hành in flexo
Sau đó, đưa các khuôn in vào trục anilox, điều chỉnh ốc màu để màu sắc khớp với màu trên bản thiết kế, đảm bảo thành phẩm sau in có chất lượng cao nhất.
Ứng dụng của in flexo trong ngành công nghiệp in ấn, sản xuất bao bì
Là kỹ thuật in hiện đại đem lại hiệu quả hình in khá cao nên in flexo được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp in ấn, sản xuất bao bì.
- Sử dụng in hình ảnh, logo, thông tin doanh nghiệp trên bề mặt bao bì đóng gói như: túi giấy, thùng giấy carton, …
- In decal dạng cuộn với chất lượng hình ảnh cao
- In tem, nhãn mác sản phẩm
Xưởng sản xuất nhận in flexo số lượng lớn, bản in đẹp, chất lượng, giá rẻ tại Hà Nội
Doanh nghiệp bạn đang cần tìm một địa chỉ xưởng sản xuất có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất, in ấn bao bì để hợp tác thì hãy liên hệ ngay với Hopcartondonghang nhé!
Với dây chuyền máy in flexo hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tỉ mỉ chắc chắn chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những bản in có chất lượng cao nhất, hình in sắc nét nhất. Không chỉ vậy, với phương châm đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời, dịch vụ tư vấn, bán hàng chuyên nghiệp. Hơn hết là sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí sản xuất để gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về công nghệ in hiện đại đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Từ đó giúp bạn trả lời được câu hỏi công nghệ in flexo là gì? Cũng như hiểu hơn về phương pháp in này để cân nhắc và lựa chọn được một công nghệ in phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.