Đều là những kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong thiết kế in ấn bao bì sản phẩm, tuy nhiên in flexo và in offset sẽ có những điểm tương đồng và khác biệt đáng kể. Những thông tin dưới đây sẽ giúp cho bạn có sự so sánh giữa in flexo và in offset để có thể đưa ra quyết định in ấn phù hợp với nhu cầu đóng gói sản phẩm của mình.
So sánh in flexo và in offset
Hiện nay, nhu cầu in ấn hộp giấy carton ngày càng được sử dụng rộng rãi, công nghệ và kỹ thuật in ấn cũng ngày càng hiện đại, in flexo và in offset là hai kỹ thuật điển hình. Để so sánh in flexo và in offset cũng như cách để lựa chọn kỹ thuật in sao cho phù hợp với chất liệu và hình ảnh, cùng hopcartondonghang phân tích bên dưới nhé.
In flexo là gì? In offset là gì?
Thông thường, để sản xuất ra các thùng carton sẽ phải trải qua nhiều công đoạn. Tùy theo mức độ sẽ bổ sung thêm công đoạn in flexo và in offset. Khâu in ấn này là công đoạn sau khi tấm giấy được xả thành khổ trải tương ứng với kích thước thùng, lúc này tấm giấy sẽ được đem vào in.
In flexo là kỹ thuật in trực tiếp lên bản nổi với mực in được cấp cho khuôn in thông qua trục anilox bằng kim loại. Bản in được cấp mực nhờ trục anilox xoay trò lấy mực và in mực liên tục.
Quá trình mục tiếp xúc với khuôn in được tiến hành:
- Một phần trục anilox nhúng vào máng mực.
- Mực đi vào bề mặt trục sau đó được dao gạt đi.
- Phần mực trên bề mặt trục được tiếp xúc với khuôn in.
- Khuôn in được nhận mực từ trục sau đó cho ra thành phẩm
In offset là phương pháp in gián tiếp sử dụng máy in hiện đại với một tấm offset còn gọi là tấm cao su nhận mực rồi à hình ảnh rồi ép lên bề mặt cần in.
(In offset là gì? In flexo là gì?)
Ưu điểm – nhược điểm của hai kỹ thuật in flexo và in offset
Ưu điểm của kỹ thuật in flexo:
- Đầu tiên phải kể đến là chi phí in rẻ hơn in offset, khi in số lượng lớn sẽ tối ưu được chi phí, bề mặt in lớn nên sẽ phù hợp để in các loại thùng to, những loài sản phẩm nhu cầu in ít màu chỉ từ 1-2 màu như thùng carton đựng tài liệu văn phòng, thùng carton vận chuyển đồ đạc chuyển nhà, thùng carton nắp gài, nắp âm dương,…
- Ưu điểm tiếp theo phải kể đến là kỹ thuật in flexo có thể phù hợp với nhu cầu in logo hương hiệu, thông tin doanh nghiệp, các hình in đơn giản.
- Ngoài ra, mực của kỹ thuật in này thường khô rất nhanh, màu mực rất dễ điều chỉnh.
- Máy in Flexo có cấu tạo bản in được thiết kế tháo lắp rất dễ dàng
Nhược điểm của kỹ thuật in flexo:
- Nhược điểm nổi bật nhất khi so sánh với kỹ thuật in offset đó là in flexo chỉ in được màu đơn sắc, không thể in nhiều màu, tone màu sắc cũng không đa dạng.
- Độ sắc nét chỉ ở mức tương đối.
- Độ máy in flexo thường là máy lớn, có độ dung cao, nên sẽ dẫn đến trường hợp khi in các thành phần in sẽ bị chênh lệch giao động từ 1 – 5 mm so với bản thiết kế.
- Quy trình cài đặt máy in tương đối phức tạp, nên thời gian để cho ra thành phẩm sẽ lâu hơn so với in offset
- Giá khuôn in Flexo cũng cao hơn giá bản kẽm offset.
(Ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật in flexo)
Ưu điểm của kỹ thuật in offset:
- Phương pháp in này sẽ cho ra những thành phẩm có màu sắc và độ chính xác cao, hình in sắc nét. Vì thế mạnh của của in offset là thường được dùng cho các sản phẩm in ấn như báo chí, tờ rơi, tạp chí,…
- Công nghệ In Offset có thể in các sản phẩm yêu cầu in một màu tạo nền hoặc nhiều màu, kích thước tùy theo yêu cầu. Mực được in trực tiếp lên tấm ép rồi in lên bề mặt giấy in, không có sự tiếp xúc nên hoàn toàn không gây nhòe mực.
- Máy in Offset được vận hành tự động, điều khiển hoàn toàn qua màn hình cảm ứng nên cho hiệu suất cao, thời gian in nhanh, đẩy nhanh được tiến độ.
Nhược điểm của kỹ thuật in offset:
- Nhược điểm lớn nhất của in offset đó là giá thành sẽ cao hơn so với in flexo, không phù hợp để in số lượng ít.
- Các bản kẽm rất khó bảo quản trong điều kiện thường nên đòi hỏi các nhà sản xuất phải có một phương pháp bảo quản hiệu quả.
(Ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật in offset)
Nên in flexo hay in offset
Từ những thông tin mà chúng tôi cũng cấp ở trên, chúng ta có thể thấy in flexo và in offset đều là những kỹ thuật in ấn hiện đại có thể được ứng dụng trên đa dạng chất liệu từ vài, giấy đến gỗ, kim loại… Tuy nhiên, chúng cũng có những khác biệt rõ rệt mà chúng ta cần nhìn nhận để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp in flexo hay in offset cho bao bì, đóng gói sản phẩm của mình.
Thứ nhất, về loại hình in
Hầu hết kỹ thuật in flexo sẽ thích hợp với nhu cầu in cuộn, in carton tờ rời.
Còn in offset thì thông dụng hơn với các loại bao bì giấy, ấn phẩm… vì kỹ thuật này cho ra hình ảnh đẹp, sắc nét.
Thứ hai, về tính thẩm mỹ
Phương pháp in flexo sử dụng trục anilox để truyền mực nên tạo nên các sản phẩm đồng đều về màu sắc.
Còn với phương pháp in offset, hình ảnh in ấn sẽ đẹp, ấn tượng hơn nhưng khó có được sự đồng đều như in flexo.
Thứ ba, về chất liệu in
Kỹ thuật in flexo sẽ phù hợp với hầu hết chất liệu khác nhau như nhựa, polyme, màng bọc, màng phim.
Còn đối với kỹ thuật in offset chủ yếu phù hợp với chất liệu bằng phẳng.
Thứ tư, về giá thành trong in ấn bao bì
Với khách hàng có nhu cầu in bao bì số lượng ít thì phương pháp in offset sẽ giúp tiết kiệm hơn.
Ngược lại, in flexo sẽ là lựa chọn tốt cho nhu cầu in hàng loạt sản phẩm với số lượng nhiều và đòi hỏi sự đồng đều.
Như vậy, tùy vào nhu cầu, mục đích, trong vai trò là một doanh nghiệp muốn in ấn bao bì cho sản phẩm của mình, bạn cần có sự tìm hiểu, so sánh cụ thể để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Trên đây là những phân tích mà hopcartondonghang.com đưa ra để so sánh in flexo và in offset, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đưa ra lựa chọn kỹ thuật in phù hợp với sản phẩm của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu in ấn thùng carton, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng nhất!