Nếu bạn đang tìm hiểu “Mực in offset là loại mực gì?” cùng những ứng dụng nó trong cuộc sống thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết này. Cùng theo dõi để khám phá các thông tin hay ho nhé!
Bật mí “Mực in offset là loại mực gì?”
Trước khi tìm hiểu “Mực in offset là loại mực gì?”, chúng ta hãy dành thời gian điểm qua thị trường in ấn cũng như công nghệ in offset hiện nay.
Công nghệ in ấn vẫn đang phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Trong các kỹ thuật in ấn thì mực in offset đang được nhiều đơn vị, doanh nghiệp ưa chuộng và sử dụng để tạo ra các sản phẩm đóng hàng vô cùng đẹp mắt, thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng.
In offset là việc sử dụng những tấm cao su (hay còn gọi là các tấm offset) rồi dùng lực ép để in lên giấy. Trước đó, các tấm này sẽ được ép các hình ảnh có dính mực trước đó. Nhờ có kỹ thuật in này nên giấy không bị thấm nước theo mực in khi in thạch bản (in trên bề mặt nhẵn) và chất lượng sản phẩm là tốt nhất.
Mực in offset là gì
Từ đây, chúng ta dễ dàng hiểu mực in offset là chất lỏng có chứa các hạt pigment được trộn đều với nhiều chất liệu khác (chính là các chất dẫn, các chất liên kết). Những hạt pigment giúp tạo ra màu phù hợp cũng như quyết định loại mực in là trong hay đục.
Bên trong mực chắc chắn sẽ cần chất liên kết. Thông thường, chúng sẽ ở dạng đặc với độ nhớt đao động từ 40-100 Pa.s. Ngoài ra, với độ ẩm cao và độ bền khi tiếp xúc với nước nên tạo ra sự kết dính giữ những hạt pigment lên trên của vật liệu in. Do vậy, điểm cộng lớn của công nghệ này không tạo ra hiện tượng nhũ tương (không hòa tan với nhau).
Các loại mực in offset phổ biến
Mực in offset hiện nay có 5 loại phổ biến là: mực in offset dạng bột, mực in offset dạng đặc, mực in offset gốc dầu, mực in dạng nhũ và mực in UV.
Mực in offset dạng bột
Mực in offset dạng bột
Phần lớn loại mực in này được dùng nhiều cho máy in laser. Chất bột này được tạo ra nhờ sự liên kết chất màu với polymer (có tính chất điện học đặc biệt).
Chất lượng mực in dạng bột rất tốt, độ bền cao và thường ứng dụng trong in văn bản. Mực dạng bột khi in có độ bám màu khá tốt nên hiếm khi bị bong tróc. Dù vậy, nó cũng có nhược điểm. Đó là hình ảnh chất lượng sau in ấn không được cao, không phải là xuất sắc.
Mực in offset dạng đặc
Mực in dạng này thường được sử dụng để tạo hình ảnh trên giấy với chất lượng khá tốt. Trong quá trình in ấn, mực được máy làm chảy, sau đó phun lên một ống lăn mực (có tra dầu) bằng công nghệ như các loại máy offset.
Ưu điểm của mực in offset dạng đặc là tốc độ in nhanh và đặc biệt là hoàn toàn an toàn, thân thiện với môi trường. Do đó, mực này thích hợp in cho các sản phẩm đồ họa với độ phân giải cao, chi phí không quá lớn và thường sử dụng trong không gian văn phòng. Để sản phẩm có mực in đạt chất lượng tốt nhất các bạn cũng cần nắm được các phương pháp pha mực hiệu quả nhất.
Mực in offset gốc dầu
Mực in offset gốc dầu
Mực in gốc dầu là loại mực in không phai, các ấn phẩm sau in có thời gian sử dụng lâu dài, bền. Nếu gặp nước cũng không bị lem màu, không phai màu mà không cần sử dụng các kỹ thuật gia công sau in như: cán màng, ép plastic hay tráng phủ,….
Tuy nhiên, mực in gốc dầu cho ra hình ảnh bản in không được quá sắc nét và chi phí mực in cũng khá cao. Bên cạnh đó, loại mực in này có chứa chất keo UV nên có thể gây ra tình trạng nghẹt đầu phun mực nếu không sử dụng đúng cách.
Mực in offset gốc dầu chủ yếu được sử dụng phổ biến trong in ấn tem nhãn decal.
Mực in dạng nhũ
Loại mực này thích hợp để sử dụng với các chất liệu như:
- Giấy có tráng phủ
- Giấy bìa board được tráng phủ
- In tờ rơi, tráng phủ hai mặt
- In tờ rơi, đơn vị tráng phủ cùng với hệ thống dao gạt mực buồng kín
- Sấy khô
- Những vật liệu được tráng phủ cast coated,..
Những chất liệu này được dùng để in ấn các sản phẩm gồm: in hộp mỹ phẩm, giấy gói socola, thực phẩm, một số nhãn hàng…và in ấn thương mại: hộp cứng đựng quà, bìa cứng…
Mực in UV
- Loại mực này tạo ra nhằm mục đích cân bằng nhũ tương nước, tính chất phần lớn lớn giống với các loại mực in thông thường. Tính chất của loại mực này dẻo dai, có tính lưu biến và giúp hệ thống vận chuyển mực in trên máy một cách thuận lợi, tối ưu nhất.
- Ngoài ra, độ dính của mực có thể tách khi cần thiết để dễ dàng chuyển mực trên vật liệu. Độ dính thấp nên việc nhận mực từ các chất nền cũng như hoạt động chồng màu sẽ diễn ra dễ dàng, một cách linh hoạt hơn.
- Thời gian sử dụng loại mực này không dài, phụ thuộc cả các chất bên trong mực in cũng như các điều kiện lưu trữ khác (phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm…). Vậy nên, giá loại mực này cao hơn ưu tiên sử dụng in ấn cho các bao bì đóng gói như: thùng carton, giấy, lụa, vải…
- Một số yếu tố có thể kể đến như: độ trong suốt, độ bền sáng, độ bền nhiệt, độ bền trong và các môi trường sẽ tác động lớn tới màu sắc khi in. Có thể thấy các thành phần bên trong mực in offset sẽ tác động lớn tới màu sắc khi in (đặc biệt khi chịu tác động từ môi trường hóa chất hoặc tiếp xúc với dung dịch tẩy rửa).
Việc tiếp xúc với nước trong quá trình in để tạo độ ẩm chắc chắn sẽ diễn ra, không thể tránh khỏi. Dẫu vậy, những nhân viên phụ trách cần tránh để mực lẫn nhiều nước. Vì việc này sẽ làm mực mỏng, không rõ nét và tạo màng dơ. Do đó, một trong những yếu tố quyết định đến việc mực in offset ra đều và đẹp, hiệu quả tốt nhất chính là tìm được người thợ có tay nghề cứng (có kỹ thuật).
Thành phần trong các loại mực in offset
Thường thì mực in offset có ba thành phần chính, cơ bản là pích măng, chất tạo màng và các chất phụ gia khác.
Pích măng:lượng pích măng dùng sẽ được xác định dựa theo độ bền của mực in. Ngoài ra, các pích măng dùng để sản xuất phải đạt điều kiện là không tan trong dung môi để mực in bền màu, khó phai khi in ấn. Gồm có hai loại là pích măng màu và pích măng độn.
- Pích măng màu:thường bền màu trong các môi trường và một số không tan trong dung môi hữu cơ.
- Pích măng độn: có tác dụng tăng độ sáng của tông màu, thay đổi độ nhớt, ít bị bám bụi và giá thành sau in ấn cũng rẻ hơn, hấp dẫn hơn với người tiêu dùng.
Chất liên kết: hay còn có tên gọi là chất tạo màng. Chất liên kết này trong in offset vô cùng quan trọng thì có thể thấm ướt tốt cũng như kỵ nước. Thành phần chính của nó là một hộ hợp gồm dầu và nhựa.
Nhờ có chất này mà sản phẩm in có thêm màng bảo vệ. Không những thế, khi sử dụng sản phẩm in, lớp pích măng bám vào bề mặt chắc chắn hơn.
Các chất phụ gia khác: các chất phụ gia là thành phần quan trọng để tạo nên những điểm nổi trội, riêng biệt của mỗi loại mực in Offset khi in lên bề mặt giấy. Các chất phụ gia phổ biến hiện nay gồm có chất làm khô, chất tăng độ bóng, chất chống dính.
- Chất làm khô: giúp quá trình khô của mực in offset diễn ra nhanh hơn.
- Chất tăng độ bóng: thường dùng vecni để tăng độ bóng của màng.
- Chất chống dính: để hạn chế mặt sau của tờ in bị dính bẩn.
Các điểm nổi trội để sử dụng mực in offset
Dưới đây có lẽ là những lý do khiến mực in offset được sử dụng rộng rãi và phổ biến như hiện nay:
- Có khả năng tăng độ sáng cho tông màu in, hạn chế bám bụi và tăng độ rõ nét cho thành phẩm.
- Khô nhanh và sử dụng thêm vecni sẽ giúp tăng thêm độ bóng cho màu in cũng như hình ảnh.
- Bền màu với axit, kiềm và khó tan trong một số dung môi hữu cơ.
- Chi phí cho loại mực này khá hợp lý, phải chăng và tiết kiệm không ít chi phí trong quá trình sản xuất.
- In được trên nhiều bề mặt khác nhau từ gỗ, kim loại đến giấy thô nhám…
- Hình ảnh sắc nét, chất lượng cao, sạch sẽ hơn khi in trực tiếp lên trên giấy.
- Tuổi thọ các sản phẩm in theo phương pháp này sẽ cao hơn cách in truyền thống.
- Thích hợp in với số lượng lớn.
Ứng dụng của mực in offset
Ứng dụng của mực in offset
Các ứng dụng nhờ việc sử dụng mực in offset trong cuộc sống hiện nay có thể kể đến như:
- In ấn các sản phẩm bao bì: hộp giấy, decal, túi giấy…
- In ấn các ấn phẩm truyền thông: tờ rơi, tờ gấp (brochure), thư, thiệp mời, catalogue (ấn phẩm quảng cáo)…
- In ấn các ấn phẩm mừng tết: lịch năm mới, bao lì xì, thiệp chúc mừng năm mới…
- In ấn các ấn phẩm văn phòng: name card (danh thiếp công việc), phong bì thư, tiêu đề thư, kẹp file…
Địa chỉ sử dụng công nghệ in offset trong in ấn
Thị trường hiện nay có nhiều công ty, đơn vị in ấn sản phẩm với công nghệ offset nhưng để tìm một địa chỉ uy tín, chất lượng thì không phải đơn giản. Vậy nên địa chỉ chúng tôi muốn giới thiệu trong bài viết này là Hopcartondonghang.
Tại sao bạn nên chọn mua các sản phẩm tại đây?
- Sử dụng các loại mực in offset để cho ra các hộp carton với hình ảnh, màu sắc đẹp nhất.
- Không chỉ chọn mua hộp in offset, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm phục vụ cho việc vận chuyển và đóng gói hàng hóa (màng bọc pe, xốp foam, hộp nắp gài, hộp carton truyền thống, túi zip…).
- Nguồn nguyên liệu dồi dào nên không lo thiếu hàng.
- Sản xuất với số lượng lớn và theo yêu cầu đặt hàng của khách nên đảm bảo chất lượng cũng như giá thành hấp dẫn.
- Có các chương trình khuyến mãi vào một số dịp nhất định để bạn tiết kiệm chi phí khi mua hàng tại đây.
- Có xưởng sản xuất trực tiếp với các thiết bị máy móc hiện đại để cung nhanh chóng đưa các sản phẩm đến tay khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình, tận tâm với mục đích đem lại trải nghiệm tốt nhất với khách hàng.
Trên đây là một vài thông tin về Hopcartondonghang và nếu bạn muốn xem dây chuyền sản xuất trực tiếp có thể đến xưởng sản xuất tại hai cơ sở ở Hà Nội.
Hy vọng bạn đã tìm ra đáp án cho câu hỏi “Mực in offset là loại mực gì?” và bỏ túi được nhiều kinh nghiệm về cách pha mực, ứng dụng phổ biến của mực in offset.