Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán

ngày tết nguyên đán, món ăn ngày tết, mâm cơm ngày tết, bàn thờ ngày tết, hoa mai ngày tết, đánh bài ngày tết, hoạt động ngày tết

Cứ cuối mỗi năm mọi người trên khắp cả nước sẽ trở về nơi mình sinh ra và lớn lên, quây quần bên gia đình của mình vào mỗi dịp tết đến xuân về. Đây có thể nói là một dịp đặc biệt của người Việt Nam nói riêng và một số nước Đông Á khác nói chung như: Trung Quốc, Nhật Bản,… Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết nguyên đán có những gì? Hãy cùng hopcartondonghang  tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Ngày Tết nguyên đán là gì?

Ngày Tết nguyên đán hay Tết nguyên đán là một dịp lễ đặc biệt nhất trong năm của người Việt Nam được tính theo những ngày đầu năm của lịch âm. Tết nguyên Đán còn có một số tên gọi khác mà người Việt Nam thường hay gọi như: Tết âm, Tết cổ truyền, Tết ta, Tết cả….

Tết Nguyên Đán được lấy theo phiên âm Hán Việt và có ý nghĩa rất đặc biệt. Theo phiên âm Hán Việt từ “Tết” là tiết, từ “Nguyên” là một sự khởi đầu mới và từ “Đán” là buổi sáng sớm. Vậy Tết nguyên đán tượng trưng cho một năm tươi mới, mùa màng bội thu và gia đình hạnh phúc, xum vầy.

 ngày tết nguyên đán, món ăn ngày tết, cây nêu ngày tết, cắm hoa ngày tết, mâm cơm ngày tết
Ý nghĩa của ngày tết nguyên đán

Tết nguyên đán được tính như thế nào?

Ngày Tết nguyên đán thường được tính vào những ngày đâu tiên lịch âm, thông thường sẽ muộn hơn Tết dương khoảng từ 1 – 2 tháng do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của năm âm lịch. Vậy nên Tết nguyên đán sẽ thường bắt đầu vào khoảng cuối tháng 1 và đầu tháng 2 tính theo lịch dương.

Tết nguyên đán diễn ra vào thời điểm hầu hết nông dân đã thu hoạch xong vụ mùa cũ và nghỉ ngơi chuẩn bị tiếp cho vụ mùa mới. Theo quan niệm và truyền thống của ông cha ta từ xưa hầu hết mọi người dân Việt Nam đều làm nông vì vậy những lúc có thời gian rảnh rỗi vào dịp Tết nguyên đán sẽ có tâm lý phấn chấn, để bù đắp cho những ngày làm việc vất vả.

Nguồn gốc của ngày Tết nguyên đán

Hiện nay nguồn gốc về ngày Tết nguyên đán vẫn đáng gây ra rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Đa số thông tin cho rằng Tết nguyên đán được bắt nguồn từ trung quốc và được du nhập vào Việt Nam vào khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng theo một số truyện cổ tích “Bánh trưng bánh dày” thì Tết nguyên đán đã có vào thời của vua Hùng 2727 năm trước công nguyên nghĩa là sớm hơn thời kì Bắc thuộc (vào năm 111 trước công nguyên)

Mặc dù có nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của Tết nguyên bắt nguồn từ Việt Nam hay Trung Quốc nhưng chúng ta vẫn phải công nhận một điều Tết nguyên đán của mỗi nước đều có những nét đặc trưng, vẻ đẹp khác nhau và đều là dịp lễ quan trọng trong năm của người dân mỗi nước.

 ngày tết nguyên đán, món ăn ngày tết, cây nêu ngày tết, cắm hoa ngày tết, mâm cơm ngày tết, bàn thờ ngày tết, tranh vẽ ngày tết
Nguồn gốc của ngày Tết nguyên đán

Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền

Tết cổ truyền hay được gọi là Tết nguyên đán có rất nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng còn tùy thuộc vào quan niệm của từng người, gia đình.

Sự giao thoa giữa trời đất

Tết nguyên đán được coi là một điểm giao thoa giữa trời đất, thân linh với con người. Từ “Tết” trong “Tết nguyên đán” còn được gọi là Tiết tượng trưng cho thời tiết và chu kì 4 mùa trong năm: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Một chu kì 4 mùa kết thúc và có ý nghĩa đặc biệt vào dự báo thời tiết cho ông cha ta để xác thời tiết, vụ mùa một cách tương đối và phát triển nền kinh tế nông nghiệp khi ngày xưa chưa có nhiều máy móc, hiện dại để dự báo thời tiết.

Tỏ lòng thành kính, biết ơn đến ông bà tổ tiên

Có thể nói Tết cổ truyền là một dịp quan trọng nhất năm mà con cháu trong nhà từ khắp mọi miền tổ quốc sẽ sum vầy cùng nhau để chuẩn bị những mâm cơm, ngũ quả trang trọng để tỏ lòng thành kính biết ơn.

Thông thường trước 27 – 28 Tết chúng ta thường phải lên mộ của ông bà tổ tiên để mời các cụ về cùng ăn tết nguyên đán với chúng ta. Thông thường chúng ta sẽ chuẩn bị mâm ngũ quả trước mùng 1 Tết sao cho trang trọng và đẹp nhất. Những mâm cơm thường hay được dâng lên vào 3 ngày đầu của Tết nguyên đán để tỏ lòng biết ơn, trang trọng đối với ông bà tổ tiên trong gia đình mình. Theo quan niệm của ông cha ta vào dịp này ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn tết cùng con cháu và phù hộ cho họ một năm làm ăn phát đạt, học đâu đỗ đấy, gia đình hạnh phúc….

Ngày thể hiện sự may mắn và kỳ vọng

Năm mới tượng trưng cho sự khởi đầu mới nên mỗi dịp Tết đến xuân về mọi người thường rủ nhau đi chùa cầu một năm mới bình an, hạnh phúc cho một năm sắp tới.

Từ xưa đến nay ông cha ta đã quan niệm rằng Tết nguyên đán sẽ xua đuổi những điều không may mắn của năm cũ và đón nhận những điều tốt đẹp, may mắn hơn trong năm mới. Vì vậy nhiều người lựa chọn đầu năm để mở đầu công việc và khởi nghiệp thành công nhờ vào vận khí năm mới.

Là thời gian mọi người sum vầy bên nhau 

Không phải gia đình nào cũng được ở bên nhau trong suốt một năm vừa qua. Sẽ có những người đến những nơi khác làm ăn, học tập vì thế Tết nguyên đán chính là dịp để mọi người trong gia đình mong chờ nhất để trở về với gia đình.  Như lời bài hát Đi về nhà” Thất bát, vang danh nhà vẫn luôn chờ ta” Cho dù chúng ta có làm ăn thất bát, hay thành công trong năm vừa qua thì chúng ta vẫn có một nơi để về đó là nhà, gia đình của chúng ta. Gia đình không cần của chúng ta thành công hay vang danh, thứ gia đình cần là chúng ta. Điều này khiến dịp Tết nguyên đán trở nên càng ý nghĩa hơn nữa, chúng ta về nhà sum vầy bên nhau chia sẻ những kinh nghiệm, niềm vui, nỗi buồn cho nhau để có thể được chữa lành và giúp chúng ta có phấn chấn và có niềm tin hơn vào một năm mới thành công, bình an.

Gia đình sum vầy bên nhau

Dịp bày tỏ lòng thành kính đối với thần linh

Từ thời xa xưa ông cha ta đã có quan niệm về thần linh, coi thần linh là những vị thần bảo hộ cho dân làng, mùa màng và trong gia đình. Trong dịp Tết Nguyên Đán chúng ta thường làm lễ cúng thần linh để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

 ngày tết nguyên đán, món ăn ngày tết, mâm cơm ngày tết, bàn thờ ngày tết, hoa mai ngày tết, đánh bài ngày tết, hoạt động ngày tết
Bày tỏ lòng thành kính đối với thần linh

Là sinh nhật của mọi người

“Mừng thêm tuổi mới” là câu quen thuộc của ông bà, cha mẹ, cô chú của chúng ta mỗi dịp tết đến xuân để mừng nhau thêm một tuổi mới.

Trong dịp Tết cổ truyền này mọi người gửi đến nhau những lời chúc sức khỏe, may mắn với hy vọng một năm tốt đẹp. Người lớn sẽ mừng tuổi cho người già và trẻ nhỏ để mong các cụ có thể sống lâu trăm tuổi, còn các cháu thiếu nhi và thanh thiếu niên sẽ lớn nhanh, học đâu đỗ đấy, ngoan ngoãn học giỏi.

Những phong tục truyền thống của người Việt Nam trong Tết  Nguyên Đán 

Cúng ông Công, ông Táo 

Cúng ông Công, ông Táo thường được tổ chức vào ngày 23 tháng tháng Chạp hằng năm. Vào ngày này tất cả thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà bếp và chuẩn bị một mâm bao gồm trái cây, một số đồ ăn mặn và cá chép. Sau khi cúng xong thì phải ra sông, hồ, suối gần nhà phóng sinh cá chép, việc này nhằm mục đích chuẩn bị cho ông Công, ông Táo bay về trời lên thiên đình báo cáo những việc đã xảy ra trong một năm vừa qua của gia đình chúng ta cho triều đình.

Cúng ông Công, ông Táo

Gói bánh trưng, bánh tét

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các hàng quán ngoài chợ lại đông vui, tấp nập với các sạp bán lá rong, lá chuối, khuôn làm bánh trưng, bánh tét… để phục phụ cho việc gói bánh trong ngày tết. Vì bánh trưng, bánh tét chính là 2 loại bánh truyền thống trong ngày Tết từ xưa đến nay của người Việt Nam và là một món ăn không thể thiếu để dâng lên bàn thờ tổ tiên hoặc cũng có thể làm quà tết cho bạn bè xa gần.

Ở một số địa phương vẫn còn duy trì thói quen của ông cha ta đó là trước tết các gia đình, hàng xóm sẽ tập trung lại với nhau để gói bánh, luộc bánh và trông bánh trò chuyện thâu đêm suốt sáng. Thật tự hào khi truyền thống gói bánh trưng, bánh tét ngày Tết vẫn còn được giữ gìn cho đến thời điểm hiện tại.

 món ăn ngày tết, mâm cơm ngày tết, trang trí bàn thờ ngày tết, phong tục ngày tết
Gói bánh trưng, bánh tét

Lau dọn, nhà cửa

Đối với người Việt Nam chúng ta, lau dọn nhà cửa trước dịp tết nguyên đán mang ý nghĩa sâu sắc về việc quét, xua đuổi những chuyện xui rủi, không tốt ở năm cũ và chuẩn bị đón nhận những tài lộc và may mắn của năm mới. Vì thế đây là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp cho đồ đạc được tươi mới như lúc ban đầu.

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một nét đặc trưng không thể thiếu trong dịp lễ Tết cổ truyền, mâm ngũ quả thường để dâng lên ông bà tổ tiên nhằm bày tỏ lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với bề trên.

Tùy thuộc vào vùng miền mà sẽ có cách bày trì khác nhau về hình thức và các loại trái cây. Nhưng tất cả đều mang một ý nghĩa chung là cầu mong năm mới thành công và bình an hơn năm cũ.

món ăn ngày tết, mâm cơm ngày tết, trang trí bàn thờ ngày tết, phong tục ngày tết, mâm cỗ ngày tết,
Bày mâm ngũ quả

Tảo mộ

Tảo mộ là phong tục diễn ra vào những ngày sát Tết nguyên đán. Vào ngày này con cháu trong nhà sẽ tập trung lại và đi đến mộ của ông bà tổ tiên để kàm sạch khu mộ đồng thời cũng để thăm viếng ông bà tổ tiên. Phong tục này của người Việt Nam thể hiện truyền thống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và đặc biệt là những người tổ tiên đẫ khuất.

 ngày tết nguyên đán, món ăn ngày tết, mâm cơm ngày tết, trang trí bàn thờ ngày tết, phong tục ngày tết, mâm cỗ ngày tết,
Tảo mộ

Cúng Tất Niên

Cúng Tất Niên là một nét đẹp truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Đây là một nghi thức quan trọng diễn ra trong ngày 30 tết để mời ông bà tổ tiền về ăn cơm với gia đình. Đồng thời mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng hơn năm cũ.

Cúng Tất Niên

Xông đất

Sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thì người đầu tiên bước vào nhà sẽ xông đất cho gia đình. Theo quan niệm từ xưa đến nay, người xông đất phải là người hợp tuổi hợp mệnh của của chủ nhà để mang lại cho gia chủ một năm an khang, thịnh vượng và gia đình hòa thuận.

Chúc tết, mừng tuổi

Năm mới tượng trưng cho tuổi mới vì vậy mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp và thành công trong cuộc sống. Thông thường vào những ngày tết con cháu sẽ đến mùng tuổi ông bà, sau đó cha mẹ sẽ mừng tuổi cho những đứa trẻ con những bao lì xì đỏ thăm mong một năm tràn đấy sức khỏe và học giỏi.

Chúc tết, mừng tuổi

Một số trò chơi dân gian trong ngày Tết nguyên đán

Những trò chơi dân gian trong dịp tết cổ truyền không chỉ là những trò chơi vô bổ, tiêu khiển mà nó còn giúp chúng ta giữ gìn và phát huy những truyền thống của dân tộc ta. Và điều gì đặc biệt hơn khi được chơi những trò chơi này vào dịp Tết nguyên đán, những trò chơi này sẽ góp phần tạo lên một không khí sôi động, đem đến cho chúng ta những giờ phút thư gian và giải trí.

Những trò chơi chúng ta tưởng đơn giản nhưng chúng có thể giúp cho trẻ con và thanh thiếu niên ra khỏi màn hình điện thoại, máy tính trong thời đại công nghệ như hiện nay. Đồng thời sẽ giúp trẻ phát triển được nhiều điều bổ ích, góp phần phát triển sở trường của bé. Tăng cường IQ, EQ, cho trẻ

Ô ăn quan

Ô ăn quan là một trò chơi dân gian rất đỗi là quen thuộc với bao thế hệ. Trò chơi mang đến cho người chơi rất nhiều lợi ích về tính toán, kiên trì nên rất được cả người lớn và trẻ con rất yêu thích.

Bịt mắt bắt đê

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu ở Việt Nam, luôn là trò chơi yêu thích trong các dịp lễ, họi xuân. Ngoài ra đây cũng là trò chơi phổ biến vì sự đơn gian và vui nhộn của trò chơi đem lại cho trẻ em.

Kéo co

Kéo co là một trò chơi dân gian đồng thời là một môn thể thao được giữ gìn cho đến ngày nay. Kéo co không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn mang tính chiến thuật, tập thể và đồng đội đem lại sự niêm vui, thoải mái cho người tham gia cùng với đó là tinh thần cạnh tranh công bằng trong thể thao.vật.

Chơi cờ người

Trong các dịp lễ, hội Tết cổ truyền người ta thưởng tổ chức chơi cờ người. Cờ người được xây dựng dựa theo luật chơi của cờ tướng. Điều đặc biệt ở đây là cờ người sử dụng người thay thế cho các quân cờ. Bàn cờ thường một khu đất rộng có thể là sân đình, thôn trên đó có vẽ các ô cờ tướng tiêu chuẩn.

Ném tung còn

Tung còn là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu gắn liền với đời sống, sinh hoạt, lao động của người dân đặc biệt là các dân tộc đồng bảo thiểu số, một số dân tộc hay chơi trò này có thể kể đến như dân tộc Thái, Mường. Trò chơi thường xuất hiện trong dịp đâu năm mới. Đây là dịp để kết bạn giao lưu, học hỏi và se duyên.

Bài viết nay giải thích cho bạn nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết nguyên đán và một số hoạt động thường xuyên diễn ra trong dịp Tết nguyên đán. Hopcartondonghang hi vọng các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về Tết cổ truyền và chúc bạn và gia đình năm mới an khang hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

YOUR CART
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Điền thông tin đơn hàng